Tầm nhìn cho Phòng xét nghiệm 3.0 vào năm 2050

BulletArticle
Chia sẻ điều này:
OliviaKalpana

Vào tháng 6 năm 2020, Tony Estrella, tác giả và cũng là nhà nghiên cứu về xu hướng phòng xét nghiệm đã xuất bản tài liệu khoa học mang tựa đề Tầm nhìn cho APAC vào năm 2050 nhằm phát động các thảo luận có chủ đề về tương lai của sức khỏe ở khu vực này. Tài liệu khoa học này lần đầu xuất hiện trên FutureProofing Healthcare, một nền tảng chia sẻ dữ liệu và các phân tích sâu sắc nhằm thúc đẩy việc ra quyết định dựa trên bằng chứng. Bài viết này mở rộng các khái niệm từ tài liệu khoa học trên để khám phá về chức năng của các phòng xét nghiệm có thể phát triển như thế nào vào năm 2050.
 

Tầm nhìn năm 2050: Dữ liệu sức khỏe thời gian thực giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu

Olivia và Kalpana giơ cao tay vượt quá đầu trong tiếng vỗ tay vang lên như sấm từ khán thính giả tại Hội nghị thượng đỉnh Sức khỏe Thế giới 2050. 15 năm đầy thử thách nhưng hiệu quả với sự hợp tác sâu sắc giữa các quốc gia đã đem đến kết quả hài lòng qua phần trình bày chung của họ về các luận điểm quan trọng. Những dòng chữ trong biểu ngữ phía trên đầu họ cho biết  lý do tại sao cả hai đều vui mừng rạng rỡ: “Bộ Y tế Dự phòng của Ấn Độ và Singapore công bố một chương trình mới nhằm xóa sổ ung thư.”

OliviaKalpana

Vài phút sau, họ ngồi cùng nhau trong hậu trường, lấy lại  hơi thở trong sự phấn khích. Kalpana xem tin nhắn chúc mừng và chuyển điện thoại của cô ấy cho Olivia.

“Bạn biết người chúng ta phải gọi đầu tiên, đúng không?”

“Tất nhiên!” Olivia ngay lập tức chạm vào màn hình điện thoại để liên lạc với trụ sở toàn cầu của Cục Bản sao Kỹ thuật số (Digital Twin Bureau). “Nếu không có dữ liệu và phân tích chi tiết theo thời gian thực của họ, điều này sẽ không thể thực hiện được!”

Tóm tắt hành trình từ phòng xét nghiệm thuở ban đầu cho đến Phòng xét nghiệm 3.0 vào năm 2050

Lịch sử của việc quan sát các triệu chứng lâm sàng ở người bắt đầu từ thời Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Khi kiến ​​thức khoa học càng nhiều, sự phức tạp của xét nghiệm càng tăng. Thế kỷ 19 đã trở thành một thời điểm quan trọng của việc thiết lập Phòng xét nghiệm 1.0. Trong 150 năm tiếp theo, sự phát triển của các thiết bị cốt lõi, chẳng hạn như kính hiển vi và một loạt các thiết bị và xét nghiệm chẩn đoán lớn mạnh không ngừng đã mở đường cho bác sĩ lâm sàng định lượng và phân nhóm người bệnh một cách khách quan. Theo sau đó là những cải tiến đều đặn trong việc lấy mẫu, xét nghiệm và tự động hóa điều khiển bởi con người giúp thiết lập nền tảng thương mại của phòng xét nghiệm.

Vào khoảng năm 2010, sự chuyển đổi sang Phòng xét nghiệm 2.0 bắt đầu. Sau khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, quá trình chuyển đổi đã tăng tốc. Nhu cầu cao về các phòng xét nghiệm trong thời kỳ này đã làm lộ ra những rạn nứt của cơ sở hạ tầng y tế toàn cầu. Kết quả là hai xu hướng quan trọng đã phát triển. Đầu tiên là việc tiếp thu nhiều công nghệ hơn – bao gồm robot, trí tuệ nhân tạo và mạng – đã tạo ra mức độ tự động hóa cao hơn được điều khiển bởi máy móc trong phòng xét nghiệm. Sự chuyển đổi thứ hai đến từ giá trị của dữ liệu như một tài sản thương mại. Nguồn tài nguyên lâm sàng mới này cho phép các phòng xét nghiệm cùng sáng tạo và hợp tác nhiều hơn với các bên liên quan về chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, chính phủ, công ty dược phẩm và thiết bị y tế.  

Đến năm 2025, mô hình Phòng xét nghiệm 2.0 đã vượt xa mô hình 1.0 trong việc nhận chỉ định xét nghiệm và tối ưu hóa việc thực hiện. Phòng xét nghiệm sẽ được thiết lập như một đối tác vận hành và tập hợp dữ liệu đáng tin cậy. Các nghiên cứu tình huống cho mô hình Phòng xét nghiệm 2.0 bao gồm việc tác động đến các hoạt động chính về sức khỏe dân số như phân tầng nguy cơ, xác định bệnh sớm và những hạn chế về chăm sóc sức khỏe một cách có hệ thống.

Trong 25 năm tiếp theo, sự nổi lên của hai sự chuyển đổi mới khiến ngành công nghiệp này một lần nữa phải định nghĩa lại chính mình. Được kích hoạt bởi sự bùng nổ của các cảm biến tiêu dùng với khả năng hình thành phòng xét nghiệm trên chip điện tử, các tài sản dữ liệu được phòng xét nghiệm tổng hợp và phân tích đã tăng lên theo cấp số nhân. Khái niệm “phòng xét nghiệm” đã thay đổi. Việc hợp nhất kiến ​​thức lâm sàng với trí tuệ nhân tạo và quản lý kho dữ liệu dẫn tới các thấu hiểu sâu sắc đang trở thành làn sóng hoạt động mới.  

Khi nguồn dữ liệu tăng lên, các công ty về Phòng xét nghiệm 3.0 nhận được sự quan tâm từ lượng khách hàng đa dạng hơn cho các phân tích và đề xuất dựa trên các thấu hiểu sâu sắc của họ. Bác sĩ lâm sàng, bệnh viện và chính phủ là những khách hàng chính của những sản phẩm này. Nhưng hàng núi dữ liệu thời gian thực đổ vào các kho ảo do các công ty về Phòng xét nghiệm 3.0 quản lý còn có những lợi ích khác ngoài xét nghiệm cũng như xác định các biện pháp chăm sóc can thiệp phù hợp. 

Các nhóm đã cho thấy sự tiên tiến của Phòng xét nghiệm 3.0 trong việc giả lập “bản sao kỹ thuật số” để mô hình hóa cách chữa bệnh, cải thiện sức khỏe và thậm chí khám phá nâng cao di truyền một cách an toàn để giúp con người chịu được căng thẳng khi du hành trong không gian. Các trường hợp sử dụng khác đã được phát triển, trực tiếp bổ sung các mô hình kinh doanh mới từ người tiêu dùng, bao gồm chi phí cấp phép chéo từ các công ty về Phòng xét nghiệm 3.0, nơi quyết định sử dụng tất cả thông tin liên quan của một cá nhân (Humanome) để cải thiện kết quả sức khỏe của họ cũng như sức khỏe và tuổi thọ của dân số nói chung.

Biểu đồ sau đây tóm tắt sự phát triển của hành trình đi đến Phòng xét nghiệm 3.0.

Sự cần thiết một trọng tài trung lập: Cục Bản sao Kỹ thuật số

Trong những ngày đầu của Phòng xét nghiệm 3.0 đã nảy sinh một thách thức là làm thế nào tạo ra các tiêu chuẩn và giải quyết các câu hỏi cộng tác khi ngành này phát triển mô hình kinh doanh và bộ sản phẩm cùng dịch vụ của mình. Để hướng dẫn sự chuyển đổi giữa các phòng xét nghiệm riêng lẻ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã chủ động thành lập một tổ chức mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe – Cục Bản sao Kỹ thuật số (Digital Twin Bureau, DTB). Bao gồm các bộ phận về tiêu chuẩn, quản trị và môi giới dữ liệu, DTB đã giúp cung cấp cấu trúc và các giải pháp quản lý tích cực. 

Với vai trò là một cơ quan quản lý và tiêu chuẩn, tổ chức đã dẫn đầu trong việc giải quyết các câu hỏi quan trọng trong các đề mục sau:

Ví dụ, trong hơn 15 năm hợp tác giữa Bộ Y tế Ấn Độ và Singapore, DTB đã giúp mang các bên liên quan khác nhau và hoạt động như một nhà môi giới dữ liệu trung lập trong ba lĩnh vực:

(1) Tìm dữ liệu đặc trưng:

  • Xác định các công ty tin cậy cho sản phẩm tiêu dùng có thể cấy ghép
  • Cung cấp phòng xét nghiệm trên chip điện tử giúp đo lường thời gian thực các chỉ số đường huyết, nồng độ nội tiết tố, độc tính thực phẩm dựa trên hệ sinh vật đường ruột của mỗi cá nhân, sự hình thành của mảng amyloid beta và bệnh lý mạch vành trên nhiều người ở cả Ấn Độ và Singapore 

(2) Thực hiện mô phỏng bản sao kỹ thuật số:

  • Xác định các công ty tin cậy với cơ sở hạ tầng có thể mở rộng và bảo đảm quyền riêng tư dữ liệu để chạy các mô hình phức tạp này
  • Thiết lập các tiêu chuẩn để báo cáo về dữ liệu đầu vào theo thời gian thực, mô hình hóa các biện pháp phòng ngừa cho các yếu tố nguy cơ về lối sống.
  • So sánh chuẩn đầu ra từ công trình đã hoàn tất ở Singapore và Ấn Độ cùng với dữ liệu cơ sở của các quốc gia khác để loại bỏ các nguyên nhân từ môi trường và thực phẩm gây ung thư.
  • Làm việc với các bên liên quan để nắm bắt các thực hành tốt nhất và  làm thế nào  có thể thực hiện được các khuynh hướng di truyền.

(3) Truyền đạt tư tưởng lãnh đạo về các biện pháp nhắm mục tiêu để ngăn chặn ung thư tới  cá nhân và toàn bộ dân số:

  • Tập hợp những người đứng đầu chủ chốt để chia sẻ kiến ​​thức
  • Hỗ trợ các tổ chức hướng tới người tiêu dùng để thông báo về các chương trình mới giúp xác định mức độ rủi ro cá nhân và hỗ trợ họ tiếp cận với các can thiệp được cá thể hóa

Kết luận: Cần gì để đạt được tầm nhìn của Phòng xét nghiệm 3.0

Thay đổi không dễ dàng. Tuyên bố này đặc biệt đúng trong lĩnh vực y tế, nơi có nhiều ưu tiên cạnh tranh và thách thức pháp lý làm phức tạp hóa sự phát triển.   

Từ những ngày đầu tiên với Phòng xét nghiệm 3.0, các phòng xét nghiệm đã luôn xem dữ liệu như một phần của các sản phẩm và dịch vụ. Phòng xét nghiệm 3.0 là một điểm đến tự nhiên như cách mà các tổ chức này nhận ra làm thế nào để tạo ra giá trị cá nhân và cộng đồng để chuyển đổi hoạt động chăm sóc sức khỏe. Nhìn qua lăng kính này, việc đạt được Phòng xét nghiệm 3.0 dường như không quá đột phá, mà là một sự tiến hóa tự nhiên của ngành.

Các quyết định quan trọng cho phép các doanh nghiệp tư nhân và các bên liên quan đi theo con đường này để đổi mới đột phá và đạt được tăng trưởng bền vững bao gồm:

  • Chuyển từ lượng xét nghiệm hoàn tất và số lượng bệnh nhân được tiếp xúc sang việc tạo ra các kết quả sức khỏe tác động lên cộng đồng dân số mục tiêu. 
  • Đặt khách hàng là trung tâm thông qua việc sử dụng công nghệ
  • Thích ứng với các mô hình kinh doanh mới với lượng khách hàng mở rộng 
  • Tích hợp bối cảnh văn hóa trong việc diễn giải dữ liệu để mang lại những hành động hiệu quả

Những quyết định này cuối cùng đã dẫn đến việc hình thành một hệ sinh thái bao gồm các công ty về Phòng xét nghiệm 3.0 và DTB, giúp những người như Olivia và Kalpana thoát khỏi thế giới ung thư.

Giới thiệu về FutureProofing Healthcare 

FutureProofing Healthcare bắt đầu vào năm 2018 như một hình thức để đánh giá hiệu suất hoạt động của các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay nhằm chuẩn bị cho tương lai. Chương trình đang thiết lập một cộng đồng chia sẻ dữ liệu và những phân tích sâu sắc để các quyết định đưa ra được định hướng bởi bằng chứng chứ không phải cảm xúc. COVID-19 rõ ràng đang là một điểm sáng về cách tiếp cận này trên toàn thế giới. Sáng kiến ​​được hỗ trợ bởi Roche. Vui lòng truy cập www.futureproofinghealthcare.com để tìm hiểu thêm.

Giới thiệu về Tony Estrella

Tony Estrella là một tác giả & nhà nghiên cứu về xu hướng phòng xét nghiệm, nhà doanh nghiệp và nhà chiến lược của HealthTech. Ông là Giám đốc điều hành tại Taliossa, giúp các công ty khởi nghiệp và các công ty chăm sóc sức khỏe niêm yết công khai tìm kiếm thị trường sản phẩm phù hợp ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Thông qua việc tư vấn các dự án, hỗ trợ các nhà đầu tư mạo hiểm và với tư cách cá nhân là giám đốc, Tony thúc đẩy sự đổi mới đột phá trong lĩnh vực sức khỏe dân số, ung thư, sức khỏe não bộ và khoa học giấc ngủ. Ông được nhiều phương tiện truyền thông nhắc đến bao gồm BBC World Service, Inside Asia, Digital Health Today và The Healthcare Blog.  

Với tư cách là một tác giả, Tony dự đoán tương lai của ngành chăm sóc sức khỏe sẽ chịu tác động bởi các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị thông minh và robot. Cuốn tiểu thuyết viễn tưởng đầu tay của ông tên Comatose nói về việc khám phá khoa học về những giấc mơ và tâm trí trong một chuyến du lịch kinh dị giả tưởng vòng quanh thế giới. Ông hiện đang viết các phần tiếp theo. Vui lòng truy cập www.tonyestrella.com để tìm hiểu thêm.

Chia sẻ điều này:

Xem thêm về cùng chủ đề

Chủ đề được đề xuất

Giải trình tựRED 2020Rare Diseases
Đọc tiếp theo
Scroll to Top